Trang chủ » Tin tức nha khoa khác » Khẩn cấp: Đánh răng bị chảy máu có phải là bệnh lý nguy hiểm không?

Khẩn cấp: Đánh răng bị chảy máu có phải là bệnh lý nguy hiểm không?

Đánh răng bị chảy máu không còn là vấn đề mà nhiều người vẫn còn nghĩ là bình thường do việc đánh răng quá mạnh hay không đúng cách nữa mà là tiềm ẩn căn bệnh răng miệng thực sự đáng ngại nếu không phát hiện và chữa thì có lẽ bạn còn chịu đựng nhiều hơn không chỉ dừng lại ở việc bị chảy máu khi đánh răng nữa.

đánh răng bị chảy máu

Đánh răng bị chảy máu

Quá nhiều câu hỏi về vấn đề đánh răng bị chảy máu là bị làm sao?

Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc về vấn đề đánh răng bị chảy máu cùng với tâm lý thực sự là hoang mang của nhiều bạn đọc.

Bạn Nguyễn Thiên Linh: Bác sĩ ơi, răng em đánh răng như bình thường mà cũng bị chảy máu, có phải cháu bị mắc bệnh gì nguy hiểm không ạ?

Cùng chia sẻ về vấn đề này, chị Đỗ Hoài Giang cũng cảm thấy lo ngại: Chào bác sĩ, em đánh răng bị chảy máu từ nhiều ngày nay, đã cố gắng nhẹ nhàng hơn mà vẫn xảy ra liên tục. Không biết như vậy là bị bệnh gì và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không vậy?

Anh Nguyễn Lý Thành: Cháu nhà tôi mấy ngày gần đây khi đánh răng có xuất hiện tình trạng chảy máu và bị sưng nướu, tôi muốn hỏi có phải bé đã bị bệnh răng miệng gì hay không?

đánh răng bị chảy máu

Nhiều lo lắng về vấn đề chảy máu răng khi đánh răng

Và còn nhiều câu hỏi khác liên quan đến việc đánh răng bị chảy máu là bệnh gì tương tự mong nhận được lời giải đáp cụ thể.

Có thể thấy được rằng nhiều người đứng trước sự việc này vẫn rất chú trọng và thực sự quan tâm đến sức khỏe răng miệng của mình và những người thân xung quanh.

Bác sĩ giải đáp vấn đề đánh răng hay bị chảy máu răng

Theo đánh giá của bác sĩ Đỗ Hải Đăng tại Nha khoa Quốc tế Dencos Luxury cho hay, vấn đề đánh răng hay bị chảy máu có nguy cơ bạn đang mắc bệnh viêm nướu hay viêm nha chu. Lý do của căn bệnh này là do việc vệ sinh răng miệng của bạn chưa được hợp lý, không đảm bảo.

Một khi răng bạn bị sâu mà còn để kéo dài tình trạng này không chữa trị, xử lý vết sâu và hàn trám để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn vào bên trong của tổ chức răng thì viêm nướu và viêm nha chu dẫn đến bị chảy máu răng khi vệ sinh răng miệng không có gì là khó hiểu.

đánh răng bị chảy máu 3

Nướu răng bị viêm đỏ dễ bị chảy máu

Bạn có thể hiểu đánh răng bị chảy máu lợi như sau: Là khi các mô mềm xung quanh răng với tác dụng bảo vệ răng chắc khỏe bị xâm nhập bởi vi khuẩn từ bên ngoài làm cho lợi bị viêm và hệ miễn dịch răng miệng cũng kém đi. Những lúc như vậy, chỉ những tác động nhỏ như việc chải răng hằng ngày hay không tác động thì răng vẫn chảy máu như thường. Đây là những biểu hiện đáng lo ngại cho sức khỏe răng miệng của chính bạn.

Nói viêm nướu, viêm nha chu là những nguyên nhân của tình trạng chảy máu răng không có nghĩa đó là biểu hiện và hậu quả duy nhất. Còn nghiêm trọng hơn thế nữa, viêm nướu và viêm nha chu còn làm cho răng bạn ngày càng yếu đi và dễ bị rụng hơn. Khi đó, không những là mất răng mà hiện tượng tiêu xương khiến cho nướu của bạn bị tụt xuống, khuôn mặt bị hóp vào và khuôn mặt mỗi người sẽ trở nên già nua.

Phải làm sao khi bị chảy máu răng?

đánh răng bị chảy máu 4

Thăm khám và điều trị bệnh kịp thời

Khi đánh răng bị chảy máu xảy ra và kéo dài, đầu tiên bạn cần đến trung tâm nha khoa để thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cụ thể của vấn đề để đưa ra giải pháp thích hợp. Nếu không chú ý và càng để cho sự viêm nhiễm diễn ra mà không tìm giải pháp những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như mất răng, tụt nướu sẽ làm cho bạn càng thêm mệt mỏi, mất nhiều thời gian để chữa trị.

Với những trường hợp bị viêm nướu răng, thông thường do cao răng tích tụ quá nhiều, bác sĩ sẽ làm sạch cao răng để cho nướu răng được chắc khỏe hơn. Với thao tác lấy cao răng, việc thực hiện sẽ không làm ảnh hưởng, tổn thương đến răng hay nướu.

Khi chuyển biến viêm nướu răng xấu đi, bạn cần được điều trị tủy điều trị bên trong và lấy cao răng từ bên ngoài để giảm thiểu đến tối đa sự phát triển bệnh.

Đánh răng bị chảy máu là biểu hiện của những căn bệnh về răng miệng tuyệt đối không thể lơ là. Bạn nên bảo vệ răng chắc chắn và khỏe mạnh với những hiểu biết đúng đắn.

Nguồn: dichvulaycaorang.com

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.