Trang chủ » Tin tức nha khoa khác » Hay chảy máu chân răng – Một dấu hiệu tình trạng sức khỏe răng miệng đáng báo động

Hay chảy máu chân răng – Một dấu hiệu tình trạng sức khỏe răng miệng đáng báo động

Hay chảy máu chân răng có thể là bạn đang mắc bệnh viêm nướu hay viêm nha chu, những bệnh lý về răng miệng có thể khiến cho răng bị yếu dần đi, nguy cơ răng bị lung lay và rụng tăng cao lên với cách chăm sóc răng miệng không được đúng cách hằng ngày.

hay chảy máu chân răng

Hay chảy máu chân răng

Hay chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Dạo gần đây, chị Hoa (Thanh Hóa) thường xuyên hay bị chảy máu chân răng và không khỏi băn khoăn là mình bị như vậy nguyên nhân là do đâu. Trước đây, chị cũng đã từng gặp phải tình trạng này nhưng mức độ thường xuyên không nhiều nên chị bỏ qua đợi đến khi khỏi, không ngờ bây giờ nó lại xảy ra và có vẻ như nặng hơn. Chia sẻ thắc mắc này về cho chúng tôi trong khi tình trạng này đang tiếp diễn và mong muốn tìm được lời giải đáp phù hợp.

Theo các nghiên cứu về nha khoa trên Thế giới cho thấy, thực chất của hiện tượng chảy máu chân răng là do các mảng bám, cao răng tích tụ trên răng, lan rộng ra ở nướu gây viêm khiến cho nướu răng dễ bị chảy máu hơn mỗi lúc vệ sinh răng miệng hoặc tác động nhẹ vào răng.

hay chảy máu chân răng 2

Chảy máu chân răng – Nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu

Hay bị chảy máu chân răng là bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu hay viêm nha chu. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chắc chắn của răng và khả năng ăn nhai về lâu dài.

Căn bệnh viêm nướu, viêm nha chu gây chảy máu chân răng

Viêm nướu chính là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu. Sự tiến triển của bệnh tăng lên nếu không được chữa trị tốt ngay từ đầu dẫn đến viêm nha chu. Có thể phân chia các giai đoạn phát triển của bệnh như sau:

Viêm nướu

hay chảy máu chân răng 4

Nướu bị viêm, sưng đỏ

Gây ra bởi tác nhân là các mảng bám quanh răng, trong khi việc đánh răng bàng bàn chải và sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách. Việc chưa làm sạch được những vụn thức ăn (cặn mềm) và các chất khoáng có trong khoang miệng những phần tử góp phần tạo nên cao răng.

Một khi nướu đã bị viêm, tổn thương sẽ khiến cho chân răng hay bị chảy máu. Bạn có thể nhận ra sau khi đánh răng có xuất hiện các vệt máu trên bàn chải. Giai đoạn này chưa có gì quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi hẳn.

Viêm nha chu 

Nha chu bị viêm là các dây chằng quanh răng có nhiệm vụ liên kết răng với nướu đã bị tổn thương và không thể phục hồi lại nguyên trạng như ban đầu. Tình trạng hay chảy máu răng thay vào một hiện tượng nghiêm trọng hơn là các túi mủ được hình thành ở đường viền nướu, nơi ứ đọng các mảng bám và thức ăn.

hay chảy máu chân răng 4

Xuất hiện ổ mủ dưới đường viền răng

Để ngăn chặn những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn trong giai đoạn này, cần tiến hành điều trị nha khoa và có cách chăm sóc răng miệng tại nhà hợp lý, kết hợp thăm khám và theo dõi sức khỏe răng miệng thường xuyên.

Viêm nha chu tiến triển

Giai đoạn cuối cùng và không thể hồi phục của viêm nha chu, dây chằng và xương răng bị phá hủy khiến cho răng bị lung lay, dịch chuyển hay trồi lên. Khả năng ăn nhai bị suy giảm và có thể sẽ phải can thiệp nhổ bỏ răng nếu không thể áp dụng các phương pháp nha khoa khác để điều trị.

Đừng để sự chủ quan làm cho bạn phải gánh chịu hậu quả

Với những thông tin ở trên về hay bị chảy máu răng có làm sao không và các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nướu và nha chu, tốt nhất bạn cần kiểm tra về sức khỏe răng miệng của mình để can thiệp đúng lúc. Không để khi bệnh đã đi quá tầm kiểm soát thì coi như không thể điều trị khỏi hẳn.

hay chảy máu chân răng 5

Lấy cao răng ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm

Khi được thăm khám về răng miệng, các bác sĩ sẽ dùng các cách trị cao răng để giúp loại bỏ nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu là các vôi răng bám ở trên răng, tiến hành điều trị để ngăn chặn sự viêm nhiễm xảy ra. Để có được kết quả tốt khi bị viêm nướu, cần có một khoảng thời gian kiên trị chữa trị và thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Hay chảy máu chân răng tiềm ẩn nguy cơ bệnh răng miệng rất cao mà bạn không thể lơ là hay cứ để mặc. Cần tìm hiểu nguyên nhân của bệnh để có giải pháp điều trị không để bệnh tiến triển quá lâu làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và khả năng ăn nhai về sau này.

Nguồn: dichvulaycaorang.com

Lưu

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.