Trang chủ » Tin tức nha khoa khác » Trẻ bị hôi miệng: Những hiểu biết sai lầm của cha mẹ sẽ làm hại con

Trẻ bị hôi miệng: Những hiểu biết sai lầm của cha mẹ sẽ làm hại con

Không phải người lớn mới bị hôi miệng mà trường hợp trẻ bị hôi miệng còn làm cho nhiều cha mẹ cảm thấy khá lo lắng. Những nguyên nhân nào làm cho trẻ có biểu hiện hôi miệng, làm thế nào để có thể giúp trẻ vượt qua được vấn đề này?

trẻ bị hôi miệng

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao?

Trẻ bị hôi miệng, nguyên nhân đến từ đâu?

Nguyên nhân khiến cho trẻ bị hôi miệng được nhận định không phải là do chủ yếu từ răng miệng mà còn nhiều vấn đề khác. Bao gồm:

– Vi khuẩn, vụn thức ăn tồn đọng trong khoang miệng: Các vi khuẩn luôn tồn tại trong khoang miệng của trẻ, kết hợp với các vụn thức ăn các chất khoáng tạo nên hơi thở có mùi hôi mỗi sáng khi thức dậy.

Bệnh lý về răng miệng: Các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng làm trẻ bị hôi miệng. Vùng nướu bị viêm, sưng đau và khiến cho miệng trẻ có mùi khó chịu.

– Trẻ mắc phải những bệnh về hô hấp: Viêm họng, viêm tiểu phế quản tác động trực tiếp đến việc bé bị hôi miệng.

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân gây hôi miệng đôi khi là do trào ngược dạ dày thực quản

trẻ bị hôi miệng 2

Vi khuẩn phát triển và gây ra hôi miệng

Phải làm sao khi bé bị hôi miệng?

Trẻ em bị hôi miệng một phần làm ảnh hưởng đến cuộc sống, vấn đề giao tiếp với những người xung quanh trẻ khi lớn lên, phần khác, luôn có những căn bệnh gây nên tình trạng hôi miệng cần được điều trị để trẻ có được quá trình phát triển răng miệng tốt nhất.

Đôi khi do sự chủ quan nhiều gia đình, chưa thực sự chú trọng vào việc giải quyết tình trạng hôi miệng cho con. Đừng để cho trẻ còn quá nhỏ mà phải bị ảnh hưởng đến tâm lý.

Chế độ chăm sóc răng miệng cho trẻ

trẻ bị hôi miệng 3

Vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ

Khi trẻ còn nhỏ, chưa thể tự thực hiện việc chăm sóc răng, cha mẹ có thể giúp trẻ vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng miếng gạc mếm sạch thấm nước và làm sạch khoang miệng, lưỡi và răng cho trẻ để lấy đi các mảng bám sau khi ăn uống.

Những trẻ từ 3 tuổi trở lên và đã tự đánh răng được, hãy hướng dẫn từng bước vệ sinh răng miệng để con có thể đảm bảo răng miệng được sạch sẽ và ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.

Bảo vệ con khỏi vi khuẩn

Hơn cách chữa hôi miệng ở trẻ em là biện pháp phòng ngừa để con không phải đối mặt với tình trạng này. Khi những vi khuẩn vào miệng bé bằng ti giả trong khi bé sử dụng hay ngậm mút ngón tay, bạn cần tiến hành rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi cho con sử dụng.

trẻ bị hôi miệng 4

Ngậm mút tay là thói quen cần bỏ

Cách trị hôi miệng bằng phương pháp tự nhiên

Sử dụng mật ong và bột quế: Hòa 2 thìa mật ong và 1 thìa bột quế cho vào nước ấm, sử dụng dung dịch này cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày giúp đẩy lùi vi khuẩn và tình trạng hôi miệng.

Tinh dầu tràm trị hôi miệng: Với tính chất kháng khuẩn, kháng viêm, dầu tràm có thể sử dụng kết hợp với kem đánh răng để diệt khuẩn và giảm tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ.

Thăm khám sức khỏe răng miệng định kì

trẻ bị hôi miệng 5

Theo dõi sức khỏe răng miệng thường xuyên để răng khỏe mạnh

Trong quá trình phát triển răng miệng của trẻ, các bệnh lý có thể tác động làm tăng cao tình trạng hôi miệng ở trẻ em và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng và vấn đề ăn nha, thẩm mỹ về sau này. Cha mẹ nên hiểu được tầm quan trọng của việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kì sẽ giúp phát hiện các điểm bất thường, bệnh lý phát sinh để tìm ra giải pháp điều trị cụ thể.

Chăm sóc, bảo vệ răng miệng đúng cách là giúp trẻ có được quá trình phát triển tốt nhất. Ngăn chặn và loại bỏ tình trạng trẻ bị hôi miệng cũng sẽ giảm thiểu các bệnh lý mà trẻ có nguy cơ mắc phải mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng cần lưu ý.

Nguồn: http://dichvulaycaorang.com/

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.