Trang chủ » chăm sóc răng » Khô miệng khi ngủ cũng chào thua với những bí quyết Hiệu quả lên đến 99%

Khô miệng khi ngủ cũng chào thua với những bí quyết Hiệu quả lên đến 99%

Khô miệng khi ngủ là tình trạng mà nhiều người đang gặp phải và gây ra các tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng các nhân tố gây bệnh cũng như bảo vệ hàm răng khỏe mạnh là điều mà mọi người mong muốn. Áp dụng những bí quyết chữa khô miệng khi ngủ để giải quyết nhanh chóng tình trạng này.

kho-mieng-khi-ngu-1

Khô miệng khi ngủ là vấn đề mà nhiều người rất lo lắng

Khô miệng khi ngủ, nguyên nhân do đâu?

Khô miệng là một triệu chứng, không phải là một bệnh lý, biểu hiện qua việc giảm tiết nước bọt trong miệng. Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiết nước bọt, đặc biệt là tình trạng khô miệng khát nước về đêm:

 Do cơ thể thiếu nước, nóng trong người gây nên chứng khô miệng khi ngủ.

 Mắc một số bệnh răng miệng nhưng còn ở thể nhẹ, đặc biệt là bệnh viêm nướu hoặc có cao răng.

 Tác dụng một số loại thuốc (một số loại thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng như thông mũi, thuốc cao huyết áp…)

 Bị khô miệng là bệnh gì? – Tiềm ẩn một số bệnh lý liên quan chẳng hạn như chứng trầm cảm, rối loạn thần kinh, thiếu máu, xơ nang, viêm đa khớp, huyết áp, quai bị. Nếu kèm theo hôi miệng thì có thể lại liên quan đến các bệnh khác nhe trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…

kho-mieng-khi-ngu-2

Các bệnh lý bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây khô miệng

 Sử dụng các chất kích thích như bia rượu trước khi ngủ,…

 Há miệng hoặc ngáy trong khi ngủ cũng làm giảm tiết nước bọt và gây khô miệng.

 Bên cạnh đó, ở phụ nữ mang thai hoặc ở tuổi mãn kinh, sự hay đổi hormon trong cơ thể gây giảm tiết nước bọt cũng khiến miệng bị khô.

Biện pháp chống lại tình trạng khô miệng khi ngủ

Khô miệng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng…. Ngoài ra khô miệng còn đẩy nhanh sự thoái hoá răng sẽ dẫn tới chứng hôi miệng, sâu răng hoặc các chứng viêm nhiễm trong miệng… Để hạn chế khô miệng khi ngủ, áp dụng ngay các phương pháp chăm sóc răng miệng sau:

 Bổ sung nước thường xuyên nhưng không uống quá nhiều trong một lần mà nên uống từng ngụm nhỏ cách đều nhau để đảm bảo miệng lúc nào cũng được làm ẩm. Không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

kho-mieng-khi-ngu-3

Nước có tác dụng nhanh chóng, chống lại khô miệng

 Không nên uống nhiều rượu, cafe và các đồ uống có chứa caffeine vì chúng có thể khiến miệng dễ bị khô.

 Tăng cường ăn thêm các loại rau củ quả, thực phẩm có tính mát để giảm nhiệt vùng miệng và hệ tiêu hóa.

 Chú ý chải răng kỹ và sạch trước khi ngủ, lấy triệt để mảng bám răng. Cũng có thể dùng thêm nước súc miệng loại có khả năng tăng độ ẩm cho răng miệng, tránh dùng loại kháng khuẩn mạnh vì sẽ gây khô miệng mạnh hơn. Hạn chế sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng. Nên súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm và làm sạch miệng.

kho-mieng-khi-ngu-4

Chải răng để loại bỏ các vi khuẩn gây khô miệng

 Nhai kẹo cao su không đường hoặc kẹo mút không đường để kích thích tuyến nước bọt.

 Trường hợp bạn bị mắc các bệnh lý răng miệng thì cần điều trị triệt để mới giải quyết được vấn đề khô miệng khi ngủ. Khi đó, các vi khuẩn phá hủy hàm răng được tiêu diệt nhanh chóng, lượng nước bọt cân đối hơn.

Do vậy, việc thăm khám răng miệng là rất cần thiết, sớm phát hiện các nhân tố gây khô miệng khi ngủ và có biện pháp xử lý kịp thời. Lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng cũng là yêu cầu quan trọng để hàm răng được bảo vệ tốt nhất. Mọi vấn đề còn thắc mắc cũng như việc muốn tìm hiểu bệnh khô họng là bệnh gì, bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Nguồn: http://dichvulaycaorang.com

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.