Lợi bị sưng có mủ gây ra cảm giác lộm cộm, sưng đau cả nướu và răng, cơ thể của bạn có thể bị sốt, ăn uống cũng chẳng mấy dễ dàng. Làm cách nào để điều trị và phòng ngừa được tình trạng này tốt nhất?
Lợi bị sưng có mủ do đâu và có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Tình trạng lợi sưng có mủ xuất hiện khi các mô nướu xung quanh răng bị nhiễm trùng, các bọc mủ tồn tại ở xung quanh chân răng và còn làm cho nướu bị sưng, đau.
Các nguyên nhân khiến cho lợi bị sưng và có mủ là:
– Vệ sinh răng miệng kém: Đây chính là nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguồn gốc của nhiều bệnh răng miệng khiến cho lợi bị sưng đau và có mủ. Sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu là những bệnh răng miệng bạn dễ gặp phải khi vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện để các vi khuẩn gây viêm nhiễm ở răng và các mô xung quanh.
– Sử dụng nhiều các thực phẩm có chứa đường: Thực phẩm chứa đường dẫn dắt các vi khuẩn tiếp cận răng miệng và khiến cho tỉ lệ bệnh răng miệng tăng cao.
– Các bệnh lý khác: Một số bệnh khác dẫn đến viêm nướu răng có mủ là các bệnh về toàn thân như tiểu đường, hệ miễn dịch bị suy yếu. Đây là những căn bệnh làm giảm sức đề kháng và làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm.
Sử dụng nhiều thực phẩm có đường
Những nguy cơ khi lợi sưng có mủ
Đau nhức răng
Khi bị viêm lợi có mủ người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau răng xảy đến với mức độ thường xuyên hơn. Bạn chắc hẳn sẽ rất khổ sở khi rơi vào hoàn cảnh này, nó khiến bạn mất ăn mất ngủ khi cơn đau tăng dần lên.
Ăn nhai không thoải mái, đau răng
Đau nhức chân răng
Khi lợi bị sưng và có mủ, bạn chẳng dễ dàng gì để ăn nhai. Những vùng nướu bị sưng đau và có ổ mủ khi nhai, thức ăn tiếp xúc vào gây ra đau nhức và khó chịu. Đối với những thức ăn có tính nóng hoặc lanh, cay răng có thể bị đau buốt
Miệng có vị đắng
Cảm giác miệng trở nên đắng ngắt là biểu hiện của tình trạng viêm lợi có mủ. Bạn không còn cảm giác ngon miệng hay hứng thú với những món ăn.
Hôi miệng
Hôi miệng
Một khi các vi khuẩn đã gây ra tình trạng viêm nhiễm ở nướu răng thì miệng bạn sẽ có mùi hôi. Điều này làm cho chính bạn cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp với những người xung quanh.
Sốt, nóng người
Tình trạng viêm nhiễm tăng cao đến mức đáng báo động là khi có hiện tượng sốt, người nóng ran và mệt mỏi.
Sưng má và nổi hạch ở cổ
Viêm nhiễm lan rộng, đi sâu vào hàm khiến cho người bệnh có xuất hiện tình trạng sưng hai bên má. Những vùng khác trên cơ thể cũng bị lây nhiễm và ở cổ có các hạch.
Cách điều trị lợi bị sưng và có mủ hiệu quả
Khi có dấu hiệu lợi bị sưng có mủ bạn có thể:
Trị sưng nướu lợi bằng dân gian
Hoa cúc trị sưng nướu có mủ
– Hoa cúc: Giã một ít hoa cúc, gừng tươi rồi vắt lấy nước cốt, dùng tăm bông chấm dung dịch rồi thấm vào khu vực chân răng có mủ. Với cách làm này bạn sẽ giảm thiểu cảm giác đau nhức, ngăn chặn vi khuẩn gây viêm.
– Lá kinh giới: Đun lá kinh giới cùng 1 ít muối và dùng để uống, trong vòng 2 tuần tình trạng lợi bị mủ sẽ giảm sau đó 2 tuần.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc chống viêm
Các loại thuốc sau bạn có thể sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ:
– Lysozyme:Loại thuốc có công dụng diệt khuẩn, chống viêm giúp điều trị các bệnh như viêm nha chu gây ra do vi khuẩn và dẫn đến viêm lợi có mủ.
– Các loại thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm giúp chống viêm, nhiễm trùng là: Tetracyclin, Metronidazol, Pennicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol,…
Sử dụng nước muối pha loãng để giảm thiểu nguy cơ sưng lợi có mủ
Nước muối loãng với công dụng diệt khuẩn sẽ rất tốt cho sức khỏe răng miệng và đặc biệt giảm thiểu nguy cơ viêm nướu răng có mủ. Nên sử dụng dung dịch này để ngậm hay súc miệng sau khi đánh răng từ 3 – 4 lần/ngày và mỗi lần 30 – 45 giây.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ngoài những thực phẩm được sử dụng hằng ngày trong thực đơn, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin C và D giúp cơ thể nâng cao được hệ miễn dịch và chống lại vấn đề viêm, nhiễm trùng.
Lợi bị sưng có mủ là một trong những tình trạng gây nhức nhối và khó chịu cần tìm ra cách điều trị thích hợp.
Nguồn: http://dichvulaycaorang.com/