Nhiệt miệng cũng như nguyên nhân nhiệt miệng là yếu tố mà bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi điều trị bệnh lý này. Mỗi phương pháp xử lý nhiệt miệng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tác nhân gây nên nó.
Nhiệt miệng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày
Nguyên nhân nhiệt miệng bạn cần biết
Nhiệt miệng là gì? Nhiệt miệng là tình trạng vùng miệng xuất hiện những nốt mụn nhỏ, thường ở lưỡi, nướu, mặt trong má, môi, vòm họng rồi sau đó vỡ ra và gây viêm loét, có dạng hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 – 10 mm.
Nhiệt miệng ở người lớn gây ra cảm giác đau rát khó chịu, gây khó khăn trong ăn uống, đặc biệt là khi ăn những đồ cay, nóng hoặc mặn.
Theo các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân nhiệt miệng liên túc bắt nguồn từ nhiều tác nhân mà mọi người không chú ý đến:
Nóng trong người hay cơ thể thiếu các đưỡng chất cần thiết như vitamin, chất xơ, nước…. cũng là thủ phạm gây nhiệt miệng thường xuyên.
Tổn thương niêm mạc: Bị chấn thương, va đập và có vết lét, mà không có phương pháp sát trùng hiệu quả ngay tại thời điểm đó, làm cho vết thương bị nhiễm trùng và gây ra tình trạng nhiệt miệng.
Bệnh lý răng miệng: Những tổn thương này có thể do vi khuẩn từ các bệnh lý về răng miệng gây nên như bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chóp răng… Mà nguyên nhân gây ra những bệnh lý này thường là do cao răng. Vì cao răng chính là môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn, việc cao răng bám quanh răng tạo điều kiện thuận lượi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công răng gây ra những bệnh lý về răng miệng.
Vấn đề tâm lý, căng thẳng cũng có thể gây nên nhiệt miệng
Hệ miễn dịch có vấn đề: Hiện tượng này là hệ quả của các bệnh lý toàn thân. Cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như bệnh gan, thận, thiếu chất sắt, axit folic… cũng có thể tạo nên nhiệt miệng ở lưỡi, môi.
Ăn uống: Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi.
Áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng nặng.
Thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày cũng có thể gây nên nhiệt miệng
Đối phó với tình trạng nhiệt miệng lâu ngày không khỏi
Phòng tránh nhiệt miệng
– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm.
– Chú ý đến vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Kết hợp các biện pháp làm sạch răng miệng với nước súc miệng và chỉ nha khoa.
– Thăm khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ tại nha khoa để sớm phát hiện các vấn đề về răng miệng và có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Chữa nhiệt miệng bằng mật ong – Phương pháp chữa nhiệt miệng từ dân gian
Thăm khám răng miệng định kỳ để phát hiện các vấn đề về sức khỏe
Điều trị nhiệt miệng
– Sử dụng các loại thức ăn và nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như nước bí cao, nước cam, nước rau má…
– Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ; súc miệng ít nhất 4 lần/ngày với nước muối pha loãng; chỉ nên ngậm trong miệng khoảng 1 phút và nhớ là đừng nuốt.
– Áp dụng các phương thức chữa nhiệt miệng từ dân gian để ngăn cản những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe. Bôi mật ong, ngậm nước khế chua, xúc miệng với nước lá ngót, chấm dầu dừa… sẽ giúp nhiệt miệng tiêu biến nhanh chóng.
- Trị nhiệt miệng bằng muối – Phương pháp chữa nhiệt miệng nhanh chóng
Hi vọng những thông tin về nguyên nhân nhiệt miệng cũng như biện pháp chống lại nhiệt miệng sẽ giúp bạn bảo vệ răng miệng tốt nhất. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.